Ngực phụ nữ sau sinh sẽ thay đổi như thế nào ?
Trong thời kỳ mang thai, cơ thể mẹ luôn có ít nhiều thay đổi, thậm chí rất rõ rệt ở những tháng cuối thai kỳ. Bụng mẹ trở nên lớn hơn, rạn bụng, làn da có thể sẽ sáng hơn hoặc sạm nám, cân nặng cơ thể tăng lên,… Và chắc chắn rồi, ngực của mẹ cũng sẽ có khác biệt đáng kể.
1. Những sự thay đổi của ngực phụ nữ sau sinh
Một số thay đổi về ngực phụ nữ sau sinh có thể kể đến:
Ngực của mẹ nhạy cảm ngay từ những tháng đầu của thai kỳ. Nguồn ảnh: freepik
2. Sự thay đổi của sắc tố da ở ngực phụ nữ sau sinh
Ngực phụ nữ sau sinh thường có dấu hiệu thay đổi về sắc tố da. Tình trạng này xảy ra bởi các yếu tố dưới đây:
- Các hormone trong cơ thể mẹ có thể ảnh hưởng đến sắc tố da, trong đó có màu của bầu ngực.
- Nồng độ estrogen, progesterone và MSH tăng lên khiến cho việc thay đổi sắc tố da ở ngực phụ nữ sau sinh trở nên rõ ràng hơn.
Một số thay đổi ở vùng da của ngực phụ nữ sau sinh có thể nhận thấy như:
- Quầng vú hoặc khu vực xung quanh núm vú trở nên sẫm màu hơn khi mang thai. Điều này cũng rất bình thường.
- Màu sắc của đầu ngực có thể nhạt đi hoặc sẽ giữ nguyên một thời gian dài sau khi sinh.
- Những đường gân xanh ngay bên dưới bề mặt da ngực. Điều này xảy ra do cơ thể tăng cường cung cấp máu cho ngực, khiến ngực căng lên khi mang thai.
- Nếu quá lo lắng về các dấu hiệu khác trên bầu ngực, mẹ nên hỏi ý kiến của bác sĩ.
3. Sự thay đổi về kích thước ở ngực phụ nữ sau sinh
Ngực phụ nữ sau sinh có thể tăng lên từ một đến hai cỡ kể từ khi đang mang thai. Việc thay đổi kích thước ngực thường xảy ra sớm trong tam cá nguyệt thứ nhất, khi cơ thể đang tích tụ và dự trữ chất béo, hoặc muộn hơn, trong thời kỳ cho con bú.
Một số mẹo giúp mẹ giảm sự khó chịu do tăng kích thước ở ngực phụ nữ sau sinh như sau:
- Để giảm căng tức ngực thì mẹ nên chọn loại áo ngực mới.
- Thiết kế áo ngực dành cho bà bầu hoặc áo cho con bú thường rất thoải mái, mềm mại, có thể đóng mở hoặc không dây.
- Thậm chí các mẹ có thể mặc cả vào ban đêm khi ngủ.
Rạn da và thay đổi kích thước ngực thường thấy khi mang thai. Nguồn ảnh: freepik
4. Các vết rạn da trên ngực phụ nữ sau sinh
Tình trạng rạn da trên ngực phụ nữ sau sinh rất phổ biến. Sự xuất hiện của các vết rạn có thể khiến cho da bị ngứa rát. Mẹ có thể sử dụng kem dưỡng ẩm để làm dịu cơn ngứa. Không có sản phẩm nào trên thị trường hiện nay có thể làm mất vết rạn da, nhưng sau khi sinh, các vết rạn này sẽ mờ dần.
5. Tiết sữa non ở ngực phụ nữ sau sinh
Về cuối thai kỳ, một số mẹ bắt đầu có dấu hiệu ngực tiết sữa non màu vàng nhạt hoặc giọt sữa nhỏ li ti. Sữa non này rất cần thiết và mang lại dinh dưỡng cao cho trẻ sơ sinh. Thông thường, sữa sẽ về nhiều và thấm ướt áo mẹ khi bé được từ 2 – 3 ngày tuổi. Nhưng do cơ địa mà một số mẹ tiết sữa nhiều trước khi sinh. Mẹ có thể sử dụng miếng lót thấm sữa. Ngoài ra, nếu ngực tiết chất lỏng có màu sắc hoặc mùi khác thường thì mẹ nên báo ngay với bác sĩ.
6. Căng tức ngực và tắc sữa sau sinh
Khi trẻ sơ sinh được vài ngày tuổi, bầu ngực sẽ tạo ra lượng sữa đều để đáp ứng nhu cầu của con. Tuy nhiên, lúc này, ngực phụ nữ sau sinh xuất hiện tình trạng căng tức khiến đau nhức. Khi bé bú sữa, lượng sữa trong bầu ngực giảm đi giúp mẹ bớt đau. Nhưng ngay sau đó, lượng sữa lại được tạo ra nhiều hơn dẫn đến tình trạng căng tức ngực phụ nữ sau sinh tái diễn.
Ngực phụ nữ sau sinh sẽ cần một khoảng thời gian để điều tiết lượng sữa phù hợp với sức ăn của bé. Để hạn chế cơn đau căng tức ngực sau sinh và giảm nguy cơ tắc sữa, mẹ nên đắp khăn ướt, ấm hoặc lá bắp cải lên bầu ngực.
Mẹ có thể cảm thấy căng tức ngực sau sinh. Nguồn ảnh: freepik
7. Cảm giác nhột và ngứa khi bé bú
Đau nhói hay nhột, ngứa ở bầu ngực trước khi cho em bé bú là một điều rất bình thường. Đây là phản ứng của cơ thể mẹ báo hiệu rằng đã đến lúc bé phải ăn. Khi bé bú, sữa chảy trong các ống dẫn sữa sẽ có thể khiến bầu ngực ngứa ran. Theo thời gian, cảm giác này sẽ giảm đi rất nhiều.
8. Đau và nứt đầu ti ở ngực phụ nữ sau sinh
Việc nuôi con bằng sữa mẹ mang lại nhiều lợi ích cho cả mẹ và bé. Tuy nhiên, thời gian đầu khi mẹ đang học cách cho bé bú và con chưa biết ngậm ti sẽ có nhiều khó khăn. Nếu bé ngậm không đúng vị trí đầu ti thì quá trình bé bú có thể khiến mẹ cảm thấy đau. Hoặc triệu chứng nặng hơn sau đó là khô cứng, nứt đầu ti.
Mẹ có thể chuẩn bị sẵn kem thoa núm ti hoặc thoa sữa mẹ lên đầu ti ngay sau khi trẻ ăn để giảm các triệu chứng nứt, sưng đỏ. Nếu sau một thời gian mà cơn đau không dừng lại, hãy hỏi ý kiến của bác sĩ để đặt bé bú đúng cách và nhận được thăm khám cần thiết.
9. Rỉ sữa hoặc phun sữa ở ngực phụ nữ sau sinh
Tình trạng rò rỉ sữa hoặc phun sữa ở ngực phụ nữ sau sinh là tình trạng thường gặp. Mẹ có thể bị rỉ sữa khi bầu ngực quá căng hoặc giữa các cữ bú của bé. Để khắc phục tình trạng này, mẹ có thể áp dụng những cách dưới đây:
- Việc cho bé bú một bên và bầu ngực bên kia cũng có hiện tượng tiết sữa, chảy sữa. Khi bé bú đều thì hiện tượng này sẽ giảm đi.
- Mẹ có thể sử dụng miếng lót ngực hàng ngày để ngăn sữa dính ra áo bên ngoài.
Chú ý vấn đề viêm tuyến sữa sau khi sinh. Nguồn ảnh: freepik
10. Viêm tuyến sữa sau sinh
Ngực phụ nữ sau sinh cũng có nguy cơ viêm và tắc ống dẫn sữa. Bệnh trở nặng có thể biến chứng thành áp xe tuyến vú. Các dấu hiệu áp – xe có thể là sốt, đau nhức, vết đỏ nổi trên bầu ngực, nóng và cứng bầu ngực,… Lúc này, mẹ sẽ cần sự can thiệp của các bác sĩ để biết cách điều trị.