Nguyên nhân co thắt bao xơ sau nâng ngực

15.08.23 | 16:49

Nhu cầu làm đẹp của chị em phụ nữ đang dần tăng cao, đồng nghĩa với việc can thiệp dao kéo, nâng ngực thẩm mĩ ngày càng phổ biến. Đi cùng với sự phổ biến đó là những nguy cơ, sự cố nguy hiểm đến tính mạng, sức khoẻ. Một trong số đó là việc co thắt bao sơ sau nâng ngực.

Mô sẹo, nhiễm trùng do vi khuẩn, tụ máu, tụ dịch khi nâng ngực có thể hình thành vỏ bọc mô sẹo quanh túi ngực sau phẫu thuật.

Co thắt bao xơ ở ngực là sự hình thành “vỏ bọc” mô sẹo xung quanh mô cấy ghép. Cơ thể tự động phản ứng với vật thể lạ phát hiện bên trong, cô lập vật thể bằng cách tạo ra hàng rào mô sẹo xung quanh. Co thắt bao xơ khi nâng ngực là quá trình lành vết thương bình thường, vỏ bọc giúp giữ túi ngực đúng vị trí, tránh bị trượt.

Tuy nhiên, ở một số chị em, lớp mô sẹo này trở nên cứng bất thường và bắt đầu co lại xung quanh túi ngực. Điều này có thể dẫn đến các vấn đề về thẩm mỹ và trong trường hợp nặng là gây đau ở ngực.

Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Đỗ Thùy Giang, Trưởng khoa Ngoại Vú, Bệnh viên đa khoa Tâm Anh TP HCM, cho biết cứ 6 người nâng ngực có một người bị co thắt bao xơ.

Co thắt bao xơ độ một không có triệu chứng. Sự hình thành mô sẹo xung quanh túi ngực không ảnh hưởng đến kích thước, hình dạng hoặc kết cấu của ngực. Ngực trông tự nhiên, vẫn mềm mại khi chạm vào.

Ở mức độ hai thường chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ nhưng ít. Ngực thường có hình dạng bình thường nhưng sờ vào có cảm giác hơi cứng.

Ở mức độ ba, các triệu chứng thẩm mỹ rõ ràng. Ngực cứng khi chạm vào và có biểu hiện bất thường, như quá tròn, cứng và núm ngực có thể biến dạng nhưng không đau nhiều.

Ở mức độ 4, bầu ngực cứng, biến dạng, nhạy, dễ đau và đau nhiều hơn khi chạm vào.

Các bác sĩ đưa ra một số giả thuyết về nguyên nhân co thắt bao xơ và khả năng chính xác tùy trường hợp cụ thể. Dưới đây là một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng này.

Mô sẹo

Di truyền đóng một vai trò trong việc phát triển co thắt bao xơ. Người có tiền sử gia đình mắc bệnh tự miễn, thường xuyên phát triển mô sẹo sau chấn thương có nguy cơ co thắt bao xơ hơn.

Nhiễm trùng do vi khuẩn

Theo bác sĩ Giang, co thắt bao xơ không phải do cơ thể bệnh nhân phản ứng kém với sự hiện diện của túi ngực mà có một số nguyên nhân khác. Ngoài vỡ túi ngực thì màng sinh học cũng dẫn đến co thắt bao xơ.

Màng sinh học là một lớp vi khuẩn mỏng phát triển xung quanh mô cấy sau khi vi khuẩn (thường là vi khuẩn tụ cầu) lọt vào khoang ngực trong quá trình phẫu thuật. Loại vi khuẩn này gây ra nhiễm trùng cấp độ thấp (mệt mỏi, lừ đừ, triệu chứng nhẹ), mạn tính có thể không có triệu chứng như sốt hoặc mệt mỏi nghiêm trọng. Cơ thể chống lại nhiễm trùng tạo ra nhiều mô sẹo xơ dẫn đến co thắt bao xơ.

Một số người mang vi khuẩn tụ cầu tự nhiên, hiện diện trên da thường không có triệu chứng. Chỉ khi da bị tác động (có thể do vết thương hoặc theo đường máu) vi khuẩn mới có cơ hội gây nhiễm trùng. Môi trường sống, làm việc sạch giảm nguy cơ nhiễm tụ cầu khuẩn, nhưng không phải lúc nào cũng có thể loại bỏ hoàn toàn vi khuẩn.

Tụ máu và tụ dịch khi phẫu thuật nâng ngực

Bác sĩ Giang cho biết các biến chứng hiếm gặp khác của phẫu thuật nâng ngực như tụ máu, tụ dịch cũng làm tăng nguy cơ co thắt bao xơ. Những cục máu đông này làm tăng co thắt bao xơ túi ngực bằng cách cung cấp nguồn dinh dưỡng dồi dào (dưới dạng máu) cho vi khuẩn, tạo điều kiện thuận lợi cho màng sinh học phát triển.

Theo bác sĩ Thuỳ Giang khoảng 75% trường hợp co thắt bao xơ xảy ra trong vòng hai năm kể từ khi đặt túi ngực. Đôi khi, tình trạng này xảy ra nhiều năm sau khi phẫu thuật. Túi ngực bị vỡ là nguyên nhân phổ biến nhất gây co thắt bao xơ khởi phát trễ.

Vỡ túi ngực là nguyên nhân gây co thắt bao xơ. Ảnh: Freepik

Vỡ túi ngực là nguyên nhân gây co thắt bao xơ. Ảnh: Freepik

Bệnh nhân nâng ngực nên biết co thắt bao xơ không phải do túi ngực độc hại hoặc nguy hiểm. Túi nước muối chỉ chứa dung dịch nước muối, có thể được cơ thể tái hấp thu an toàn mà không có tác dụng phụ. Túi gel silicon được làm bằng silicone trơ.

Co thắt bao xơ có thể xảy ra sau khi bất kỳ loại mô cấy ghép nào được đưa vào cơ thể, không phải chỉ phẫu thuật nâng ngực. Theo bác sĩ Giang, tình trạng này thường không nguy hiểm trừ khi túi ngực vỡ. Túi ngực dạng gel vỡ có thể dẫn đến nhiễm trùng. Tuy nhiên, nó làm thay đổi hình dạng của ngực, ảnh hưởng đến thẩm mỹ.

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều phương pháp nâng ngực thẩm mĩ, rất nhiều review về việc nâng ngực, phẫu thuật thẩm mĩ để đẹp hơn. Tuy nhiên, chị em cần tham khảo, tìm hiểu kĩ càng, khách quan về các cơ sở, các biện pháp nâng ngực thẩm mĩ. Nếu còn băn khoăn, lo sợ về sự an toàn hiệu quả, hay kinh phí chưa cho phép, chị em có thể tham khảo phương pháp cải thiện tăng size và săn chắc vòng 1 tự nhiên bằng thực phẩm chức năng. Viên sủi Lady là một lựa chọn hoàn hảo để chị em tham khảo sử dụng.

Thấu hiểu nỗi trăn trở của nhiều chị em phụ nữ về vấn đề vòng 1 quá nhỏ. Công ty TNHH Supharmco đã nghiên cứu và đưa ra thị trường dòng sản phẩm TPBVSK Lady. Không chỉ đáp ứng nhu cầu về vòng 1 săn chắc, Lady còn hỗ trợ cải thiện tình trạng suy giảm nội tiết tố.

Viên sủi Lady hỗ trợ săn chắc vòng 1 là thực phẩm chức năng được nghiên cứu theo công nghệ hiện đại, với mục đích cải thiện những trường hợp ngực nhỏ sau sinh, ngực lép, xuống cấp thiếu cân đối.

Viên sủi Lady còn được giới chuyên gia đánh giá cao vì có thêm các thành phần mang lại công dụng tuyệt vời giúp chị em luôn khỏe đẹp, kéo dài tuổi xuân như: hỗ trợ làm chậm quá trình lão hóa, mờ nếp nhăn, tàn nhang, sạm da, thâm mụn; điều hòa kinh nguyệt, hỗ trợ phòng ngừa bệnh phụ khoa…